Doc bao gia dinh -
Vốn dĩ chuyện những nàng dâu quá quắt có kể cũng không bao giờ hết. Trong đó có
cả những nàng dâu cậy thế "lấy tiền đè người".
Chị Tâm (Hà Nội) về làm dâu nhà chồng được 3 năm. Vốn là người hiền lành và
cho rằng mình là phận em út trong nhà nên chị luôn nhường nhịn tất cả mọi người.
Ai nói gì chị cũng một dạ, hai vâng. Chị cho biết, trước khi lấy chồng, cha mẹ
chị đã luôn dạy con gái sống nề nếp, đúng mực. Và đến khi lấy chồng rồi, mỗi lần
ghé về thăm, mẹ chị vẫn câu cửa miệng nhắc con gái: "Một điều nhịn, chín điều
lành thì mọi chuyện êm thấm". Sau 3 năm về nhà chồng, chị được nhà chồng quý mến
vì chăm chỉ, siêng năng, lại là người thấu tình đạt lý. Duy chỉ có chị dâu của
chị dành tặng cho chị cái biệt danh "con đụt" kèm với ánh nhìn coi thường.
Theo lời chị Tâm kể, chị dâu của chị là người phụ nữ sắc sảo và có phần thực
dụng, nói năng không kiêng nể. Vì thế chuyện nể nang với em chồng càng là chuyện
không tưởng. "Khi mình mới về làm dâu, chị ấy còn rào trước đón sau, vẫn còn giữ
kẽ gọi cô, xưng tôi. Sau khi dò hỏi nhà mình có giàu không? Bố mẹ cho được bao
nhiêu hồi môn? Có tính mua nhà sau khi cưới không?... Sau khi nghe mình chia sẻ
tất cả những điều đó thì chị thản nhiên nói ‘Tưởng thế nào! Hóa ra không cùng
đẳng cấp". – chị Tâm nói.
Biết mình đã bị chị dâu coi thường vì gia cảnh, nhưng chị Tâm vẫn gắng dĩ hòa
vi quý. Chị vồn vã với chị dâu hơn. Mỗi tuần chị thu xếp 2 lần đi chợ, nấu đồ ăn
mang đến nhà anh chồng, chị dâu. "Anh chị ấy ở riêng. Vì còn son rỗi, hơn nữa
lại chỉ làm việc giờ hành chính nên mình giúp mẹ chồng lo chuyện chợ cho anh chị
ấy. Để chị em gần gũi hơn mình cũng chủ động hỏi chuyện" – chị Tâm nói về nỗ lực
của mình trong mối quan hệ với chị dâu. Tuy nhiên những việc làm đó và sự cố
gắng của chị Tâm lại khiến chị bị chị dâu đánh giá thấp hơn. Chị dâu của chị Tâm
không thèm nói chuyện, cũng không một tiếng cám ơn. Gặp em dâu mang đồ đến, chị
"ném" cho em dâu ít tiền kèm một câu cụt ngủn: "Cầm lấy lần sau mua". Lần nào
nhà có việc gì đó, hoặc giỗ chạp chị dâu không góp mặt mà chỉ nhắn cho chị Tâm
một tin nhắn "Đến lấy tiền".
Và điều khiến chị Tâm buồn chính là việc chị dâu coi đồng tiền là công cụ để
điều khiển, sai khiến chị. "Dường như chị ấy cho rằng có tiền là được quyền sai
khiến và coi khinh đứa em dâu như tôi. Có một dạo vợ chồng khó khăn tôi cũng
không dám vay mượn anh chị ấy mà đi vay người ngoài. Loay hoay mãi không được,
bố mẹ chồng tôi biết được nên đến nói chuyện với anh chị cũng từ đó chị mỉa mai
gọi tôi là ‘con đụt chẳng làm nên trò trống gì’. Rồi kể từ đó, bất cứ nơi nào,
bất kể trước mặt ai, chị ấy cứ ông ổng gọi mình là con đụt… con đụt…" - chị Hoa
ấm ức nói.
 |
Gặp em dâu mang đồ đến, chị "ném" cho em dâu ít tiền kèm một câu cụt ngủn: "Cầm lấy lần sau mua" (Ảnh minh họa) |
Chị Tâm cho biết thêm rằng, mặc dù được nhiều người góp ý nhưng chị dâu của
chị vẫn "bỏ ngoài tai" và tỏ thái độ trịch thượng với em dâu: "Anh chồng tôi đã
có lần suýt đánh chị ấy vì chị đứng ở cầu thang hất hàm sai tôi trong khi thực
tế là tôi là người đang lo việc giúp anh chị ấy. Bố mẹ chồng tôi sau khi nghe
chị nói rằng ‘có tiền là có quyền’ thì cũng không bao giờ góp ý với nàng dâu
nữa. Riêng tôi giờ đây, trừ khi có việc quan trọng còn không thì không đến nhà,
cũng chẳng gặp gỡ chị ấy làm gì".
Còn chị Bích (Đống Đa) không nén được tiếng thở dài xót xa khi nhắc đến người
chị dâu "lấy tiền đè người" của mình. Chị cho biết, nhà chồng có hoàn cảnh rất
đặc biệt. Bố chồng mất sớm, mẹ chồng chị phải chật vật lắm mới lo được cho cuộc
sống của ba mẹ con không phải "giật gấu vá vai". Trong khi chị Bích ngưỡng mộ và
thương mẹ chồng bao nhiêu thì chị dâu chị lại có thái độ bất kính bấy nhiêu.
Theo lời chị Bích, để lo cho các con, mẹ chồng chị không ngại ngần làm bất cứ
việc gì, kể cả việc phụ hồ, khuân vác. Vì là lao động tự do, lúc trẻ khỏe mẹ
chồng chị còn có sức bươn chải hết nghề này đến nghề khác để kiếm tiền nuôi các
con. "Đến khi có tuổi, mẹ chồng tôi chỉ quanh quẩn với cái quán nước nhỏ bên
trong con ngõ vắng. Khi tôi về làm dâu, lưng mẹ chồng tôi cũng đã còng. Thấy bà
vẫn lọ mọ với quán nước, tôi bảo bà nghỉ đi rồi về các con nuôi nhưng vẫn quả
quyết bám trụ. Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là bà già cả, lại quen lao động nên
bán hàng nước cho vui" – chị Bích kể.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, chị Bích đã biết được nguyên nhân sâu xa. Chị
Bích kể lại rằng, hôm đó chị tan làm sớm để về đưa mẹ chồng đi khám bệnh. Vừa về
đến đầu con ngõ, gần địa điểm mẹ chồng chị bán nước thì chị nghe thấy tiếng cốc
vỡ choang rồi tiếng chị dâu chát chúa: "Vô dụng mà, vô dụng mà!"; "Tiền đây, bà
còn định bêu riếu vợ chồng tôi đến mức nào nữa"; "Tôi cho bà chưa đủ à mà bà còn
bày trò?"; "Gạo thịt cung cấp thế còn chưa đủ à? Bà định hành con cái đến bao
giờ…". Chị Bích nói rằng khi những lời quát tháo xối xả của chị dâu chị không
hiểu đầu đuôi thế nào. Thấy mẹ chồng cứ im lặng không đáp lại chị suy đoán chắc
mẹ chồng gây chuyện gì nghiêm trọng. Nhưng… "Hóa ra lâu nay tôi không hề biết
việc mẹ chồng bị chị dâu tôi mắng nhiếc do chị cậy mình là người làm ra tiền,
nuôi cơm bà hàng ngày, hàng tháng. Hôm nào chị từ cửa hàng về mà chưa có cơm ăn,
chưa có nước tắm… là chị dùng đủ thứ ngôn từ chợ búa ra mắng bà".
Khi được hỏi chuyện tại sao các con trai bà không can thiệp, chị Bích nói
rằng chồng chị khi đó học xa nhà còn anh trai chồng thì mải mê theo hết các
chuyến buôn này đến chuyến buôn khác, giao phó việc chăm lo mẹ cho vợ. "Bản thân
mẹ chồng tôi cũng giấu kín chuyện nàng dâu hỗn hào, lấy tiền đè người. Mãi đến
khi chồng tôi tốt nghiệp rồi lấy tôi thì bà chuyển về căn nhà mà ông bà ngoại để
lại. Có lẽ cũng như tôi, chồng tôi và anh trai chồng mà biết sự thật này thì
không hiểu họ sẽ đau đớn thế nào. Có lẽ mẹ chồng tôi cũng ám ảnh bởi thói hành
xử của chị dâu nên tôi khuyên nhủ bà về sống với vợ chồng tôi kiểu gì cũng không
được" - chị Bích quặn thắt.
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.